Góp ý khiếu nại
Liên hệ trực tiếp
S88 Service - Hai Bà Trưng
Số 40 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội
S88 Service - Thanh Xuân
164 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội
S88 Service - Đống Đa
Số 9 đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài - Đống Đa - Hà Nội
S88 Service - Cầu Giấy
106 Hồ Tùng Mậu - Mai Dịch - Hà Nội
S88 Service - Bắc Từ Liêm
378 Phạm Văn Đồng - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Chính sách bảo hành
Liên hệ đăt lịch
Báo giá
Giới thiệu
Nếu máy tính của bạn đang gặp tình trạng màn hình laptop bị giật nhưng bạn không biết nguyên nhân đến từ đâu và cách khắc phục như thế nào,... Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây của S88 Services nhé! Trong nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ đưa đến bạn những cách sửa màn hình máy tính triệt để tình trạng kể trên. Có thể bạn cũng quan tâm đến các dịch vụ sửa laptop/ sửa máy tính khác.
Laptop của mỗi người đều được cài đặt khá nhiều ứng dụng và chương trình. Trong một số trường hợp nhất định, các cài đặt đồ họa của một số ứng dụng nhất định có thể không tương thích và gây ra hiện tượng màn hình laptop bị giật nhấp nháy hoặc liên tục.
Để tìm ra ứng dụng không tương thích có phải là nguyên nhân khiến không, bạn thực hiện như sau:
Bước 1. Nhấn tổ hợp phím CTRL + ALT + DEL và chọn Task Manager.
Bước 2: Trong cửa sổ mới hiển thị, hãy xem màn hình laptop có bị giật hoặc nhấp nháy không. Nếu mọi thứ trên màn hình bị giật hoặc nhấp nháy ngoại trừ cửa sổ Task Manager, thì có một ứng dụng không tương thích trên máy tính.
Bước 3. Nếu cửa sổ Task Manager cũng bị giật hoặc nhấp nháy có khả năng đó lại là một vấn đề khác.
Driver của card màn hình, màn hình hiển thị … nếu đã quá cũ cũng là một trong những nguyên nhân khiến màn hình laptop bị giật hoặc nhấp nháy. Để kiểm tra xem các bản cập nhật hệ thống đã được cài đặt đầy đủ hay chưa, bạn thực hiện như sau:
Bước 1. Truy cập vào menu Start > Settings > Updates & Security > Windows Update.
Bước 2. Nếu laptop đã quét các bản cập nhật gần đây, bạn có thể thấy danh sách các bản cài đặt đang chờ xử lý cùng với tên các chương trình, tiện ích mở rộng hoặc driver cần cập nhật ngay lập tức.
Bước 3. Nếu chưa hoàn tất quá trình quét tự động, bạn có thể bấm nút Check for updates để quét phần cứng và hệ điều hành, qua đó có thể tìm bất kỳ bản cập nhật cần thiết nào.
Bước 4. Bấm nút Download and install now và để máy tính thực hiện công việc còn lại.
Laptop được thiết kế dạng nắp gập và việc đóng mở thường xuyên hoặc là không đúng cách có thể khiến cáp nối từ thân máy ra màn hình bị lỏng hoặc thậm chí là hỏng theo thời gian. Điều này cũng có thể khiến laptop bị giật màn hình hoặc nhấp nháy.
Để kiểm tra sự cố có phải từ sự cố dây dẫn hay không, hãy hạ và nâng màn hình laptop lên nhiều lần để kiểm tra xem hiện tượng màn hình laptop bị giật hoặc nhấp nháy có liên quan đến chuyển động hay không.
Nếu chỉ có một số góc gấp nhất định màn hình laptop bị giật Win 10 hoặc nhấp nháy còn những góc khác thì không. Chắc chắn lỗi là do dây điện bên trong bị lỗi.
Cáp màn hình, biến tần hoặc đèn nền bị lỏng hoặc bị hỏng đều có thể là nguyên nhân gây ra lỗi này.
Có thể bạn cũng quan tâm đến các bài viết cùng chủ đề khác:
7 cách chữa màn hình xanh đáng sợ cực hiệu quả!
Top 6 địa chỉ thay sửa màn hình laptop tại Hà Nội được nhiều người lui tới nhất
Bật mí cách khắc phục và nguyên nhân khiến màn hình máy tính bị ám xanh
Để cập nhật đúng cách driver màn hình của máy tính, bạn cần khởi động máy tính ở chế độ Safe Mode. Từ đây có thể gỡ cài đặt driver màn hình, card màn hình hiện tại và kiểm tra các bản cập nhật driver. Quy trình gồm ba phần.
Bước 1. Truy cập vào menu Start > Settings > Updates & Security > Recovery ở khung bên trái.
Bước 2. Dưới mục Advanced startup ở khung bên phải, bấm nút Restart now. Thao tác này sẽ khởi động lại máy tính và chuyển đến màn hình khắc phục sự cố Troubleshoot màu xanh lam.
Bước 3. Chọn Advanced options > Startup Settings và nhấn Restart.
Bước 4. Sau khi máy tính khởi động lại, bấm nút số 4 để chọn tùy chọn số 4 hoặc bấm phím F4 để bật chế độ Safe Mode.
Bước 1. Để gỡ cài đặt driver hiện tại ở chế độ Safe Mode, kích chuột phải vào menu Start > Device Manager.
Bước 2. Trong cửa sổ Device Manager hiển thị, mở rộng mục Display adapters để hiển thị tên các thiết bị hiển thị hiện có trên máy tính.
Bước 3. Kích chuột phải vào tên thiết bị hiển thị hiện tại > Uninstall device.
Bước 4. Trong hộp thoại hiển thị, kích tùy chọn Delete the driver software for this device > Uninstall.
Bước 5. Khởi động lại máy tính.
Bước 1. Truy cập vào menu Start > Settings > Updates & Security.
Bước 2. Dưới mục Windows Update ở khung bên phải, bấm nút Check for updates để tải xuống và cài đặt các bản cập nhật cho hệ thống, bao gồm cả driver màn hình mới nhất.
Desktop Window Manager là trình quản lý tất cả các hiệu ứng hình ảnh trên desktop và các tính năng hỗ trợ màn hình có độ phân giải cao. Nhưng vẫn có khả năng các quy trình của Desktop Window Manager chịu trách nhiệm cho nguyên nhân màn hình lap bị giật hoặc nhấp nháy. Cách tắt Desktop Window Manager như sau:
Bước 1. Kích chuột phải vào menu Start > Run. Nhập services.msc vào khung trống > OK.
Bước 2. Trong cửa sổ Services mới, kích chuột phải vào mục Desktop Window Manager Session Manager > Stop.
Bước 3. Tiếp tục kích chuột phải vào Desktop Window Manager Session Manager > Properties.
Bước 4. Chọn thẻ General trong hộp thoại mới, rồi thay đổi tùy chọn tại mục Startup type thành Disable > OK.
Nếu nhận thấy màn hình laptop bị giật nhấp nháy chỉ xảy ra khi kết nối máy tính với màn hình ngoài, thì vấn đề có thể là do tần số quét. Tần số quét của thiết bị là phép đo số lần màn hình vẽ lại trong một giây. Tần số quét chậm có thể tạo cảm giác như màn hình nhấp nháy, trong khi thực tế bạn chỉ đang xử lý video chậm.
Làm theo các bước sau để căn chỉnh tần số quét màn hình laptop và màn hình ngoài phù hợp.
Bước 1. Truy cập vào menu Start > Settings > System > Display ở khung bên phải.
Bước 2. Dưới mục Multiple displays ở khung bên phải, chọn tùy chọn Advanced display settings.
Bước 3. Quan sát tần số quét màn hình dưới thông tin màn hình của laptop và màn hình ngoài.
Bước 4. Kích chọn Display adapter properties cho một trong hai màn hình để thay đổi cài đặt.
Nếu màn hình của bạn hỗ trợ tần số quét cao hơn nhưng tần số này không khả dụng trên máy tính, hãy cài đặt lại driver mới nhất để khắc phục
Nếu đã thử các cách trên mà lỗi màn hình bị giật hoặc nhấp nháy vẫn còn, mang laptop đến cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp nhé!
Bên cạnh sự đa dạng trong các dịch vụ sửa chữa, bạn cũng hoàn toàn có thể đem máy đến S88 Services để trải nghiệm các dịch vụ như sửa màn hình laptop bị giật.
Trải qua hơn 10 năm trong nghề, S88 Services chính là một trong những địa chỉ UY TÍN trong lĩnh vực dịch vụ sửa chữa mà khách hàng tại địa bàn Hà Nội, TP. HCM và các khu vực lân cận tìm đến khi cần cài Win hay gặp các vấn đề với laptop, máy tính của mình: các vấn đề về phần cứng, phần mềm, laptop lỗi hỏng chậm....
Với S88 Services, bạn có thể hoàn toàn có thể tin tưởng đem máy đến để sửa lỗi màn hình laptop bị giật vì địa chỉ này đã có hơn 10 năm trong nghề sửa chữa với hệ thống hơn 100 nhân viên bao gồm cả kỹ thuật viên, nhân viên chăm sóc và bán hàng được đào tạo bài bản về kỹ năng nghề cũng như kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Với nội dung bài viết trên, S88 Services mong rằng đã có thể giúp bạn có những thông tin hữu ích hơn xung quanh việc khắc phục triệt để lỗi màn hình laptop bị giật hiệu quả. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo.
===================
S88 Services - Chuỗi trung tâm dịch vụ máy tính, laptop có hơn 10 năm kinh nghiệm, đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ cần thiết để chăm sóc toàn diện cho các thiết bị công nghệ, bao gồm:
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy tính, laptop
- Dịch vụ dán decal, skin làm đẹp cho laptop, điện thoại, máy ảnh,...
- Dịch vụ phân phối các linh kiện, phụ kiện điện tử chính hãng đến từ các thương hiệu lớn như Lenovo, Asus, Dell, Sony, Acer, Apple…
Hãy đến ngay với #S88Services - Hệ thống chăm sóc toàn diện laptop Số 1 Việt Nam!
--------------------------------
Hệ thống S88 Services:
✆ Liên hệ hotline - 0247.106.9999
✆ Nhắn tin: https://m.me/s88vn
✆ Website: http://s88.vn/
Địa chỉ:
✣ 40 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội (số máy lẻ 310)
✣ 164 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội (số máy lẻ 311)
✣ Số 9 đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (gần Bệnh viện GTVT) - Đống Đa - Hà Nội (số máy lẻ 312)
✣ 106 Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Hà Nội (số máy lẻ 313)
✣ 378 Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội
Xem thêm: